Lịch sử phân loại Chi Địa liền

Kaempferia được Carl Linnaeus công bố trong Species Plantarum năm 1753 với 2 loài là K. galangaK. rotunda.[2] Tên chi là để vinh danh nhà tự nhiên học người Đức Engelbert Kaempfer (1651-1716),[1] người đã mô tả K. galanga dưới tên gọi wanhom trong Amoenitatum exoticarum năm 1712.[3]

Phân loại đầu tiên để gộp các loài Kaempferia trong các đơn vị phân loại dưới cấp chi do Horaninow (1862) thực hiện. Ông chia Kaempferia thành 2 đơn vị phân loại không phân hạng là Soncorus và Protanthium. Soncorus được mô tả là ‘flores centrales’ (hoa trung tâm) và Protanthium là ‘flores praecoces, ante folia e caudice projecti’ (hoa sớm ra, trước khi có lá và nhô ra từ thân [rễ]). Horaninow đặt Kaempferia galanga và 7 loài khác trong nhóm Soncorus (gồm K. galanga, K. marginata, K. latifolia, K. roscoeana, K. angustifolia, K. undulata, K. ovalifolia và K. pandurata) còn K. rotunda cùng 2 loài khác trong nhóm Protanthium (bao gồm K. rotunda, K. candida, K. diversifolia).[4]

Bentham & Hooker (1883) coi các đơn vị phân loại không phân hạng của Horaninow là các tổ (sectio) và bổ sung tổ thứ ba là Stachyanthesis, trong đó họ đặt K. scaposa (nay là Curcuma scaposa) và K. rosea (nay là Siphonochilus kirkii).[5]

Baker (1890) ghi nhận 22 loài, nâng cấp 3 tổ này thành 3 phân chi (Sincorus, Protanthium, Stachyanthesis) và bổ sung phân chi thứ tư là Monolophus (bao gồm K. siphonantha, K. elegans, K. macrochlamys, K. linearis, K. sikkimensis, K. secunda, K. parvula),[6] hiện nay được coi là chi Monolophus hoặc Caulokaempferia (một nhóm tác giả Thái Lan bảo vệ quan điểm duy trì chi Caulokaempferia, trong khi những người khác công nhận chi Monolophus). Chi tiết cụ thể xem các bài về MonolophusCaulokaempferia và xem các nguồn kèm theo: Duy trì Caulokaempferia;[7][8] và duy trì Monolophus.[9][10]

Cuối cùng, Schumann (1904) công nhận phân chi thứ năm là Cienkowskia để chứa các loài ở châu Phi;[1] hiện nay đã được tách ra thành chi Siphonochilus.[11]

Kam (1980) chỉ ra rằng phân chi Sincorus bao gồm loài điển hình của chi, và vì thế phải có tên gọi là phân chi Kaempferia và tên gọi Sincorus là không hợp lệ. Bà tạm thời công nhận 3 nhóm như là các tổ của các loài châu Á là tổ Kaempferia (nhóm K. galanga), tổ Protanthium (nhóm K. rotunda) và tổ Stachyanthesis chỉ có một đơn vị phân loại là K. scaposa.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chi Địa liền http://www.ville-ge.ch/musinfo/bd/cjb/africa/detai... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... //dx.doi.org/10.32508%2Fstdjns.v2i1.668 //dx.doi.org/10.3850%2FS2382581216000120 //dx.doi.org/10.5962%2Fbhl.title.44562 //dx.doi.org/10.5962%2Fbhl.title.678 //dx.doi.org/10.5962%2Fbhl.title.747 http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&... http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=3&...